Khoảng 6 tháng đầu năm thường là mùa mưa ở Việt Nam, đặc biệt là đối với miền Bắc. Khi cưới vào thời gian này, cô dâu chú rể dễ gặp trời mưa nên cần lưu ý những điều quan trọng để đảm bảo thời tiết không ảnh hưởng tới không khí của ngày cưới.
1. Không gian cưới
Hạn chế tổ chức đám cưới ngooài trời, vì có thể khiến khách mời cảm thấy bất tiện khi gặp mưa. Ngay cả khi sử dụng các biện pháp đối phó như lều, bạt, không gian cưới vẫn có thể bẩn, ướt, không được sang trọng. Nếu
muốn cô dâu chú rể nên chuẩn bị kỹ phông bạt, dựng kỹ lưỡng để che nơi tổ chức không gian cưới.
muốn cô dâu chú rể nên chuẩn bị kỹ phông bạt, dựng kỹ lưỡng để che nơi tổ chức không gian cưới.
2. Nơi đón khách ở tiệc
Trước giờ cử hành hôn lễ, cô dâu chú rể thường đứng trước cửa phòng tiệc để chào đón khách mời. Nhưng nếu trời mưa, uyên ương nên di chuyển hẳn vào trong nhà đứng để chào khách, tránh gần cửa ra vào có thể bị mưa hắt.
3. Phương tiện đi lại
Ở Việt Nam, đám cưới không chỉ có tiệc mà còn có nghi thức thành hôn, đón đưa dâu. Lúc đó, gia đình chú rể sẽ phải lo liệu xe đưa đón nhà gái theo đưa dâu, chú rể cũng phải chuẩn bị xe hoa đón cô dâu. Nếu trời khô ráo, cô dâu chú rể sẽ có nhiều phương án di chuyển trong ngày ăn hỏi, đón dâu như đi xích lô, chọn ôtô mui trần… Nhưng trời mưa, các lựa chọn này không còn khả thi và hai gia đình chỉ có thể chọn xe ôtô kín để đưa dâu cùng các thành viên trong gia đình.
4. Trang phục
Cô dâu Việt Nam thường diện váy cưới ngay từ khi đón dâu, nhưng chiếc váy dài có thể là gây vướng víu trong đám cưới ngày mưa, hơn nữa, khi di chuyển, dù cẩn thận, cô dâu vẫn có thể làm bẩn váy đẹp. Nếu thấy trời mưa, đường ướt ngay buổi sáng đón dâu, tân nương nên chọn áo dài hoặc váy ngắn đơn giản nhưng trang trọng để diện trong nghi lễ tại nhà, sau đó tới khách sạn, nhà hàng đãi tiệc mới thay váy cưới thướt tha.
5. Chuẩn bị ô, khăn giấy dành cho khách
Chuẩn bị ô, hoặc khăn giấy trong tiệc cưới cũng là một trong những ý tưởng hay. Thời tiết thất thường, ta chuẩn bị trước vẫn hơn. Phải không?